2

    Chuyên mục

      • |
      • Góc Nghệ Thuật - Ngôi Sao

      Lấy giá 'đè' chất lượng, gốm sứ Trung Quốc vẫn chào thua Bát Tràng

      3 ngày trướcAdministrator

      Gốm sứ Trung Quốc “oanh tạc” tại nhiều vị trí đắc địa ở cả Hà Nội và Tp.HCM nhưng thực tế, gốm sứ Trung Quốc này đang kém lợi thế so với gốm sứ Bát Tràng

      Hoành tráng hè phố

      Nếu chỉ dạo quanh một số đường phố lớn tại Hà Nội và Tp.HCM, có thể thấy, gốm sứ Giang Tây đang chiếm ưu thế về số lượng điểm trưng bày.

      Tại Hà Nội, những phố lớn như Bạch Mai, Tây Sơn, Phạm Hùng,… đều đã từng lưu dấu chân thương hiệu gốm sứ nổi tiếng Trung Quốc này. Đặc điểm chung của các điểm bán gốm sứ Giang Tây thường rất… hoành tráng, diện tích rộng với những chiếc bình khổng lồ khoe dáng.

      Tại Tp.HCM, tình trạng tương tự cũng diễn ra. Nhiều điểm bán gốm sứ Giang Tây đủ lực để xuất hiện tại những vị trí “đất vàng” như Hoàng Văn Thụ, Lý Thường Kiệt, Nam Kỳ Khởi Nghĩa,… Mỗi cửa hàng thường án ngữ trên những diện tích hàng trăm mét vuông. Độ hoành tráng này chẳng thua kém gì ở Hà Nội.

      Sản phẩm của gốm sứ Giang Tây rất đa dạng, từ những lọ hoa nhỏ xíu tới những chiếc bình khổng lồ chỉ thích hợp với biệt thự của các đại gia hay các khách sạn lớn. Vì vậy, giá cả cũng biến động mạnh từ 20.000 đồng tới hàng chục triệu đồng.

      Gốm Sứ Giang Tây Trung Quốc từng 1 thời oanh tạc thành phố 

      Gốm sứ Giang Tây còn tạo sự hấp dẫn cho mình bằng những tấm biển như “Giảm giá 50%” hay “Xả hàng về nước”. Các ông chủ tin rằng sự cạnh tranh về giá sẽ tạo nên thành công cho họ tại thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, không ít khách hàng tin rằng gốm sứ Giang Tây nói riêng và gốm sứ Trung Quốc nói chung đang có lợi thế ở thị trường Việt Nam.

      Các con số thống kê cũng nghiêng về phía gốm sứ Trung Quốc. Năm 2012, tổng doanh số toàn thị trường gốm sứ gia dụng Việt Nam đạt bình quân khoảng 5.600 tỷ đồng nhưng các cơ sở sản xuất trong nước chỉ chiếm 30%. 70% còn lại thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, trong đó, đa phần là của Trung Quốc.

      Gốm Sứ Bát Tràng làm chủ phân khúc cao cấp

      Xét chung trên toàn thị trường, gốm sứ Trung Quốc đang lấn át gốm sứ Việt Nam ở phân khúc giá rẻ. Tuy nhiên dù cũng đã gây khó dễ cho một số thương hiệu gốm sứ Việt Nam nhưng ở phân khúc hàng cao cấp, gốm sứ Trung Quốc chịu thua gốm sứ Việt mà cụ thể mà gốm sứ Bát Tràng

      Hiện tại, đối với riêng phân khúc hàng sứ tiêu dùng trung và cao cấp cho gia đình, thị phần của Bát Tràng chiếm 80% cả nước. Điều đáng nói, con số thị phần 80% này chỉ lấy từ 20% năng lực sản xuất của Bát Tràng. 80% còn lại, Bát Tràng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

      Gốm sứ Bát Tràng là một thương hiệu truyền thống quốc gia Việt Nam, với hơn 600 lịch sử. 

       Năm 1970, Gốm Sứ Bát Tràng bắt đầu sản xuất đồ gốm mỹ nghệ xuất khẩu đi các nước, đứng đầu là Pháp , đến năm 1995 bắt đầu đầu tư sản xuất bộ đồ ăn bằng sứ cao cấp. Thời gian đầu, sản phẩm cao cấp của Bát Tràng chủ yếu xuất sang các nước phát triển như Đức, Pháp, Nhật, Hà Lan, Tiệp Khắc,… và Mỹ.

      Gốm sứ Bát Tràng đánh bại được hàng Trung Quốc và hoàn toàn chiếm lĩnh được phân khúc hàng cao cấp.

      Những nhà hàng, khách sạn lớn ở Đức, Hà Lan, Tiệp dùng gốm sứ cao cấp Bát Tràng rất nhiều. Ngay cả tiệm phở ở Mỹ cũng dùng tô Bát Tràng.

      Mặc dù chỉ dành từ 20% - 30% sản phẩm cho thị trường nội địa nhưng Bát Tràng vẫn đủ sức chiếm 80% thị phần phân khúc hàng cao cấp dù Bát Tràng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ gốm sứ Trung Quốc. Nguyên nhân là do sản phẩm của Bát Tràng vượt trội so với hàng Trung Quốc.



      Ông Phan Văn Đức - 1 nghệ nhân trong làng nghề Bát Tràng phân tích hàng Trung Quốc có đặc điểm là nung nhẹ lửa ở nhiệt độ thấp, chỉ khoảng 600 độ C nên rất dễ vỡ, độ bền thấp. Cách phân biệt là sờ lên thấy cộm tay, nhìn hoa văn thấy không chìm vào trong lớp men.

      Ông Đức khẳng định, sứ Trung Quốc bán trên thị trường có pha chì trong lớp hoa văn nhẹ lửa.  Trong khi đó, sản phẩm của Bát Tràng được nung ở nhiệt độ cao hơn, chất lượng tốt hơn và đảm bảo an toàn hơn.

      Bát Tràng chủ động liên kết với các đơn vị khác để đưa sản phẩm vào tiêu thụ với nhiều chính sách ưu đãi. Điển hình nhất là vừa qua, Bát Tràng hợp tác với Hiệp hội du lịch, liên kết với các đơn vị trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thuộc hiệp hội du lịch thành phố để phân phối và quảng bá sản phẩm.

      Ông Đức đánh giá việc làm này không chỉ giúp sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh tiêu thụ mà còn khiến khách du lịch trong và ngoài nước biết thêm về thương hiệu gốm sứ Bát Tràng. Kết quả là gốm sứ Bát Tràng đánh bại được hàng Trung Quốc và hoàn toàn chiếm lĩnh được phân khúc hàng cao cấp.

      Lấn sân sang phân khúc bình dân

      Gốm sứ Bát Tràng đánh bại được hàng Trung Quốc và hoàn toàn chiếm lĩnh được phân khúc hàng cao cấp. Nhưng vẫn phải thừa nhận, tại phân khúc bình dân, hàng Trung Quốc vẫn đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, cán cân có thể sẽ thay đổi khi Bát Tràng đã để mắt tới phân khúc này.

      Nghệ nhân Phan Văn Đức  khẳng định Bát Tràng sẽ đầu tư mở rộng sản xuất nhóm hàng hóa ở phân khúc bình dân hơn, nhằm chiếm lĩnh thị phần.

      Ông Đức đã kịp nhận ra tiềm năng rất lớn của thị trường sứ gia dụng bình dân, thị trường do hàng Trung Quốc chiếm lĩnh với các sản phẩm chất lượng không được đảm bảo và thiếu độ an toàn cho người tiêu dùng Việt Namư

      .

      Đầu năm 2013, dư luận xôn xao với thông tin một người tiêu dùng phát hiện hai gói lạ nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa. Lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ. Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China”. Người dân rất lo lắng khi sử dụng những sản phẩm như vậy vì có thông tin cho rằng loại sản phẩm Trung Quốc có hoa văn, họa tiết màu mè thường chứa chì và cadimi tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

      Vì vậy, khi tấn công vào thị trường bình dân với những sản phẩm an toàn cho sức khỏe và giá cả phải chăng, Bát Tràng hoàn toàn có thể dành được thế thượng phong với hàng Trung Quốc nhưng đã từng làm ở phân khúc cao cấp.

      Hiện tại, Bát Tràng đang dùng công nghệ hiện đại và sự sáng tạo của con người Bát Tràng để tiết giảm chi phí, tối đa hóa sử dụng nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm. 

      Hiện nay, bên cạnh phân khúc hàng cao cấp, Bát Tràng đẩy mạnh phân khúc bình dân với các sản phẩm dạng sản xuất đại trà nên giá thành tương đối rẻ. Đa số các sản phẩm này là loại men trắng dùng trong sinh hoạt hằng ngày và trong nhà hàng khách sạn. Chỉ cần từ 30.000 đồng trở lên, khách hàng đã có thể sở hữu một sản phẩm của Bát Tràng. Và dù trong bối cảnh kinh tế gặp khó, chi phí tăng nhưng Bát Tràng dùng sự cải tiến vượt bậc trong sản xuất để không tăng giá cả.

      Và người tiêu dùng hoàn bình dân hoàn toàn có thể từ bỏ những sản phẩm ngoại kém chất lượng để chuyển sang hàng nội giá cao hơn một chút nhưng an toàn khi Bát Tràng đang ngày càng chú trọng tới thị trường nội địa. Hiện tại, Bát Tràng từ chỗ một doanh nghiệp xuất khẩu gần như trọn gói, đã dịch chuyển cán cân về thị trường nội địa, với tỷ lệ 80 - 20.

      Bát Tràng cạnh tranh với hàng Trung Quốc ở chất lượng sản phẩm.Nghệ nhân Phan Văn Đức  khẳng định: “Chúng tôi chưa bao giờ cạnh tranh về giá. Chúng tôi chỉ mang đến thêm một sự lựa chọn. Tiếng nói quyết định phụ thuộc vào người tiêu dùng”.

      Biên dịch: Administrator